08/08/2020 | 708 |
0 Đánh giá

         Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong vận chuyển quốc tế. Vậy vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Cách sử dụng như thế nào? Chúng ra sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này.

TỔNG QUAN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không – Air cargo là gì?

       Hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay được gọi là Air cargo hay vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Ở phương thức vận chuyển này hàng hóa sẽ được chở bằng máy bay chuyên dụng (Cargo Aircraft, hay Freighter), hoặc được chở trong phần bụng của máy bay hành khách ( Passenger Plane).

Trên thực tế trọng lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không chiểm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế.

2. Ưu nhược điểm trong vận chuyển đường hàng không

       Mỗi phương thức vận chuyển đều có ưu nhược điểm riêng, đối với phương thức vận chuyển bằng đường hàng không, những điểm khác biệt này sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, vận chuyển bằng đường hàng không cước phí sẽ cao hơn rất nhiều, nhưng kèm theo đó là thời gian vận chuyển nhanh. Cũng chính vì cước phí cao, nên thông thường chủ hàng thường sử dụng phương thức vận chuyển này để vận chuyển nhưng mặt hàng có giá trị cao, hoặc những mặt hàng cần thời gian giao hàng nhanh.

  • Ưu điểm của vận chuyển hàng không:

Ưu điểm lớn nhất của vận chuyển hàng bằng đường hàng không là nhanh. So với các phương thức vận chuyển khác như đường biển, đường bộ, đường sắt, đa phương thức… thì tốc độ vận chuyển  vận chuyển đường air là cao nhất.

Ưu điểm thứ 2 là vận tải bằng đường hàng không có mức độ an toàn cao nhất. Trên thực tế các vụ tai nản máy bay xảy ra ít hơn rất nhiều so với cái vụ tai nạn đường bộ, đường biển…

Ngoài ra còn có một số ưu điểm khác: không bị ảnh hưởng bởi địa hình, không bị ùn tắc, giảm thiểu tổn thất phát sinh vì đổ vỡ, hay trộm cấp…

  • Nhược điểm của vận chuyển hàng không:

Nhược điểm lớn nhất của vận chuyển hàng không là chi phí vận chuyển rất cao, có thể cao gấp nhiều lần so với vận chuyển bằng những hình thức khác. Cước hàng air được tính tới từng kilogram.

3. Incoterm 2020 được áp dụng như thế nào trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

        Incoterm 2020 gồm 11 điều kiện giao hàng, trong đó có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa là CFR, FOB, FAS và CIF. Ở những điều khoản này, rủi ro và chi phí được chuyển đổi từ người bán sang người mua khi hàng hóa được đặt trên boong tàu (CFR, FOB, CIF) hoặc đặt dọc mạn tàu (FAS). Sử dụng những điểu kiện này khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ vô hình tạo ra rủi ro khi xảy ra tranh chấp giữa người bán và người mua.

        Đối với hàng hóa vận chuyển đường hàng không, nên sử dụng 7 điều kiện khác trong Incoterm 2020. Các điều khoản FOB, CFR, CIF thay thể bằng FCA, CPT, CIP thì sẽ phù hợp với vận chuyển đường air. Điều khoản phù hợp giúp rõ ràng hơn trong chi phí, và phân chia rủi ro và hạn chế tối đa những bất cập có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường air.

        Để tránh xảy ra những vấn đề không đáng có, chúng ta nên cẩn thận lựa chọn điều kiện Incoterm phù hợp cho vận chuyển bằng đường air.

4. Các thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

         Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến trong vận tải hàng không:

  • A2A - Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
  • ATA - Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế
  • ATD - Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
  • AWB - Air Waybill: vận đơn hàng không
  • MAWB - Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành)
  • HAWB - House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
  • Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
  • Dimensional Weight: Số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
  • FCR - Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
  • FTC - Forwarder’s Certifficate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
  • FWR - Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
  • GSA - General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
  • IATA - International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
  • NOTOC - Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
  • TACT - The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công công bố
  • POD - Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
  • Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trong trọng lượng)
  • Weight charge: Cước phí hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế

       Để được tư vấn rõ hơn về vận chuyển hàng không, hay liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0986 833 155 - Mr Hiệp.

        Cước hàng air giá rẻ - Đối tác tốt, thành công sớm. Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng bằng đường hàng không, dịch vụ khai hải quan, và dịch vụ vận chuyển nội địa với giá cả cạnh tranh, và chất lượng vượt trội.

Nguồn: Tổng hợp, sưu tầm và biên tập


(*) Xem thêm

Bình luận
0