29/06/2024 | 282 |
0 Đánh giá

Dơn vị dịch vụ về THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM HÀNG QUỐC uy tín. Yêu cầu người bán bên Hàn làm C/O form VK gửi về Việt Nam cho bạn để làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

CÂU HỎI VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

 

Công ty bạn đang tìm hiểu về thủ tục hải quan tại Việt Nam để nhập khẩu mỹ phẩm. Chúng tôi tóm tắt một vài câu hỏi thường được Quý khách hàng lần đầu tiên làm nhập khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc hay hỏi. Và đồng thời chúng tôi xin đưa ra các câu trả lời cho những câu hỏi này, nhằm giúp bạn giải tỏa được các thắc mắc cũng như thuận lợi trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm Hàn.

Nếu có nhu cầu tìm đơn vị dịch vụ về THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM HÀNG QUỐC uy tín. Hãy liên hệ với chúng tôi để tận hưởng dịch vụ tốt, giá cả phải chăng.

Hotline liên hệ khi cần: Bạn hãy gọi ngay Mr Hiệp – 0986.833.155 ( Điện thoại/Zalo ).

 

Câu hỏi 1: Nhập khẩu mỹ phẩm có cần phải xin giấy phép nhập khẩu hay không?

Mỹ phẩm là mặt hàng không cần giấy phép nhập khẩu khi mở tờ khai hải quan.

Tuy nhiên đây là mặt hàng chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Y Tế. Khi nhập khẩu công ty bạn cần làm thủ tục Công bố Mỹ phẩm với Cục Quản lý dược – Bộ Y Tế trước khi mở tờ khai hải quan nhập khẩu. Công bố mỹ phẩm theo thông tư 06/2011/TT-BYT, sửa đổi bởi thông tư 32/2019/TT-BYT. Phiếu công bố này có giá trị 5 năm kể từ ngày được cấp phiếu công bố

Nếu bạn không có công bố mà mở tờ khai hải quan => Hải quan sẽ yêu cầu bổ sung phiếu công bố => Nếu không cung cấp được  Hải quan sẽ phạt vi phạm hành chính và buộc tái xuất Lô hàng khỏi Việt Nam.

 

Câu hỏi 2: Mỹ phẩm Hàn Quốc khi nhập khẩu về Việt Nam chịu thuế nhập khẩu bao nhiêu?

Để biết được thuế nhập khẩu bao nhiêu, bạn cần cung cấp thông tin về sản phẩm là gì? Mã HS code là mã nào? Có C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa form AK hay VK không?

 

- Sản phẩm của bạn là gì? => Kem dưỡng ẩm, dầu gội, son môi, nhuôm tóc, serum…

 

- Hs code sản phẩm bạn nhập khẩu là gì? Ví dụ:

  • Kem dưỡng ẩm - Mã Hs code: 33049930.
  • Dầu gội đầu - Mã Hs code: 33051090.
  • Son môi - Mã Hs code: 33041000

=> Nếu bạn không biết mã HS code sản phẩm của mình là gì? Bạn có thể hỏi người bán sau đó tra trên biểu thuế để tìm mã phù hợp. Hay bạn có thể lên mạng search hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

=> Hs code là mã số của hàng hóa trên biểu thuế. Bạn có mã Hs code mới tra được mức thuế nhập khẩu chính xác. Vì vậy, chúng ta cần phải xác định đúng mã Hs code mới được.

Vd: Kem dưỡng ẩm - Mã Hs code: 33049930 nhưng tên hàng hóa trên biểu thuế là “- - - Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác”. Bạn dùng tên “ Kem dưỡng ẩm” để tra mức thuế sẽ không tra được. Các sản phẩm khác cũng vậy, có rất ít sản phẩm mà tên gọi thông thường trùng khớp với tên trên biểu thuế, do đó mã Hs code là chính xác nhất để tra cứu mức thuế.

 

- Đối với Mỹ phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc bạn phải có C/O form AK hay VK thì mới được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại mà Việt Nam và Hàn Quốc tham gia => Khi yêu cầu hồ sơ gửi về Việt Nam bạn phải yêu cầu người bán làm C/O AK hay VK để hưởng ưu đãi nhé.

Ví dụ về thuế nhập khẩu kem dưỡng ẩm từ Hàn Quốc:

  • Mã Hs code của kem dưỡng ẩm: 33049930.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là: 18% => Nếu không có C/O form AK hoặc VK bạn sẽ chịu mức thuế nhập khẩu này
  • Có C/O form AK  là 5% => Nếu có C/O form AK bạn vẫn chịu thuế nhập khẩu là 5%. Như vậy trường hợp này bạn phải nộp ít hơn khi có C/O form AK.
  • Có C/O  form VK là 0% => Như vậy có C/O form VK bạn chỉ chịu thuế nhập khẩu là 0% giảm 5% so với không có C/O form VK. Bạn yêu cầu người bán bên Hàn làm C/O form VK gửi về Việt Nam cho bạn để làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

 

Câu hỏi 3: Thời gian vận chuyển hàng mỹ phẩm từ Hàn Quốc về Việt Nam mất bao lâu?

Để trả lời câu hỏi này bạn cần xác định bạn đi đường biển hay đường hàng không?

Và Nếu đi đường biển thì đi nguyên container – ký hiệu FCL hay đi hàng lẻ - ký hiệu LCL?

- Đường hàng không:

  • Nếu đi Direct sẽ mất 1 ngày. Vd từ Icheon – Tân Sơn Nhất, HCM direct 1 days.
  • Nếu đi Transit sẽ mất 3 -5 ngày tùy theo lịch trình hãng bay. Có thể từ Hàn Quốc đi qua Đài Loan rồi về Việt Nam, hoặc Hàn -> Trung -> Việt Nam.

- Đường biển:

Hàng lẻ hay hàng container đều được vận chuyển trên 1 con tàu lớn để chuyển về Việt Nam. Nếu cùng đi 1 chuyến thì thời gian vận chuyển đường biển từ Cảng Hàn Quốc về đến Cảng Việt Nam là như nhau.

Thời gian đi trực tiếp ( Direct ) từ cảng Incheon Hàn Quốc về Hải Phòng : 5-10 ngày, từ Incheon Hàn Quốc về HCM: 7-15 ngày.

Từ Hàn về Việt Nam thường ít khi đi Transit vì hiện nay có nhiều chuyến đi trực tiếp vừa rút ngắn thời gian vừa đảm bảo hàng hóa ít bị di chuyển lên xuống các tàu khác nhau từ đó hạn chế rủi ro hư hỏng hàng. Đặc biệt, hàng mỹ phẩm là hàng có giá trị hàng hóa cao và dễ bị hư hỏng. Vì vậy, đi Direct là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

 

Công ty bạn cần đơn vị VẬN CHUYỂN HÀNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM hoặc VẬN CHUYỂN HÀNG BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM.

=> Hãy gọi cho chúng tôi : 0986.833.155 ( Đt. Zalo) Mr Hiệp.

 

Câu hỏi 5: Cần hồ sơ gì để nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc?

Hồ sơ cần để làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc về Việt Nam không quá nhiều. Cơ bản gồm các chứng từ chính sau:

- Hợp đồng

- Phiếu công bố mỹ phẩm

- Invoice

- Packing list

- Bill vận chuyển đường biển hoặc đường hàng không

- C/O form AK hoặc VK ( Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có nguồn gốc từ Hàn Quốc theo Hiệp định thương mại đã ký giữa Việt Nam – Hàn Quốc )

- Thông báo hàng đến

- Hóa đơn gtgt cước tàu hoặc cước hàng không trong trường hợp bạn thuê dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam

Bạn cần kiểm tra các thông tin trên chứng từ kỹ càng trước khi tiến hành làm thủ tục hải quan. Nếu có bất kỳ sai sót hoặc sai khác giữa các chứng từ cần yêu cầu người bán điều chỉnh cho đúng rồi mới làm tờ khai nhé.

Bản thân mặt hàng mỹ phẩm là hàng hóa sẽ bị Hải quan kiểm soát chặt chẽ khi nhập vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng rất lớn. Việc kiểm tra chứng từ rất quan trọng, nó giúp bạn giảm thiểu sai sót, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm.

 

Câu hỏi 6: Mất bao lâu để làm xong THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC?

Thời gian làm thủ tục hải quan thường mất từ 1-3 ngày là xử lý xong và bạn có thể nhận hàng từ cảng hoặc sân bay về công ty mình rồi.

Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều lô hàng mất 1 tuần hoặc thậm chí hàng tháng để xử lý thủ tục hải quan. Các lý do cho tình trạng này xảy ra thường bao gồm:

- Hàng về đến Việt Nam rồi nhưng công bố mỹ phẩm chưa được cấp. => Bạn phải đợi đến khi có công bố mỹ phẩm mới mở tờ khai hải quan được. Chấp nhận chịu phí lưu kho tại cảng/sân bay. Hãy công bố mỹ phẩm xong rồi mới gửi hàng về - chúng tôi đã lưu ý vấn đề này rất nhiều lần trong các bài viết liên quan tới mỹ phẩm nhập khẩu bạn để ý nhé.

- Cảng bị kẹt không thể hạ container xuống bãi kiểm hóa để hải quan  kiểm hàng. => Hiện trường xử lý nhanh được thì tốt, nếu không xử lý được thì phải đợi tới lượt. Tình huống này là khách quan theo từng thời điểm nên rất khó để dự đoán.

- Hải quan xử lý chứng từ chậm => Chủ động liên hệ Hải quan để được xử lý nhanh hơn. Nếu có mối quan hệ tốt với hải quan có thể nhờ hỗ trợ để kiểm tra tình hình hồ sơ sao? Có vấn đề gì không?

- Chứng từ của bạn có sai sót cần giải trình, nộp phạt với hải quan và điều chỉnh thông tin đúng cho lô hàng. => Vấn đề nay phải căn cứ thực tế xem sai cái gì? Sai như thế nào? Tốt nhất bạn hãy dành thời gian kiểm tra chứng từ thật kỹ càng trước khi nộp hải quan.

- Thông tin sản phẩm trên công bố mỹ phẩm không khớp với hàng hóa thực tế => Việc sai này khá nghiêm trọng. Để không xảy ra trường hợp này, bạn cần yêu cầu người bán nếu có thay đổi thành phần hay thông tin trên nhãn mác sản phẩm cần báo ngay cho bạn để làm công bố mỹ phẩm mới. Ngoài ra, trước khi hàng được vận chuyển từ Hàn Quốc về Việt Nam hãy yêu cầu người bán chụp rõ nhãn mác từ vỏ hộp giấy, vỏ chai mỹ phẩm để kiểm tra từng nội dung một đã khớp với công bố chưa. Hạn chế tối đa vấn đề sai này bạn nhé.

Tùy theo từng tình huống phát sinh sẽ có cách xử lý khác nhau. Bạn cần đơn vị dịch vụ hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi: 0986.833.155 Mr Hiệp để được tư vấn và và cung cấp thông tin giúp hạn chế những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng mỹ phẩm Hàn Quốc nhé!

 

Câu hỏi 7: Chi phí làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM hết bao nhiêu?

Ngoài chi phí mua hàng, bạn còn phải trả các chi phí khác khi nhập khẩu một lô hàng mỹ phẩm. Các chi phí khác phải trả này sẽ phụ thuộc vào Incoterm bạn nhập khẩu. Trong phần này chúng tôi lấy điều kiện Incoterm là CIF để thuận tiện trong việc giới thiệu các chi phí bạn phải trả.

Ngoài điều kiện incoterm ra, chi phí còn phụ thuộc vào phương thức vận chuyển hàng hóa của bạn. Đường biển hay đường hàng không? Đường biển thì là hàng lẻ hay nguyên container?

Chúng tôi sẽ nêu tóm gọn các chi phí cơ bản của từng loại hình vận chuyển:

- Trường hợp bạn vận chuyển bằng đường hàng không:

  • Phí local charge hàng air để lấy D/O
  • Phí dịch vụ khai báo hải quan nếu bạn thuê dịch vụ
  • Phí phục vụ hàng nhập khẩu tại sân bay
  • Phí lưu kho nếu có
  • Phí vận chuyển nội địa xe tải

- Trường hợp bạn vận chuyển bằng đường biển – hàng lẻ:

  • Phí local charge hàng lẻ
  • Phí dịch vụ khai báo hải quan nếu bạn thuê dịch vụ
  • Phí lưu kho hàng nhập tại cảng nếu có
  • Phí hạ hàng phục vụ kiểm hóa
  • Phí vận chuyển nội địa xe tải

- Trường hợp bạn vận chuyển bằng đường biển – hàng nguyên container:

  • Phí local charge hàng container ( Mỗi loại container sẽ có mức phí khác nhau. VD: cont 20dc, cont 40dc,…)
  • Phí dịch vụ khai báo hải quan nếu bạn thuê dịch vụ
  • Phí lưu, lưu bãi container tại cảng
  • Phí cơ sở hạ tầng cảng biển tại HCM, tại Hải Phòng
  • Phí nâng hạ container
  • Phí hạ container phục vụ kiểm hóa
  • Phí vận chuyển nội địa xe container

Trên đây là một vài câu hỏi liên quan tới THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC. Mong rằng, với những chia sẻ này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện công việc nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam nhé!

 

Câu hỏi 8: Tem nhãn mỹ phẩm cần phải có thông tin tối thiểu gì khi làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC? Mức phạt ra sao khi tem nhãn sai – thiếu thông tin?

Bạn cần phải biết rằng, Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam cần phải dán tem nhãn trên hàng hóa. Gọi là tem nhãn gốc. Có một số mặt hàng sẽ không cần tem nhãn theo quy định.

Nếu hàng hóa thuộc danh mục phải có tem nhãn mà không có tem nhãn thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính.

Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn một số nội dung liên quan tới Tem nhãn mỹ phẩm nhập khẩu nhé!

 

- Quy định của pháp luật về tem nhãn hàng hóa:

+ Các quy định về ghi nhãn mỹ phẩm:

  • Thông tư 06/2011/TT-BYT
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa
  • Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP

+ Xử phạt vi phạm hành chính về tem nhãn sản phẩm khi làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM:

Nghị định 128/2020/NĐ-CP: QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.

2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

 

CUOCHANGAIR.COM – CHUYÊN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC // HOTLINE: 0986 833 155 Mr Hiệp (Đt/Zalo)

 

3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

 

- Quy định về in tem và ghi nội dung tem nhãn gốc dán trên mỹ phẩm nhập khẩu

Nhãn gốc là nhãn đính kèm với sản phẩm ngay khi nhập khẩu về đến cảng hoặc sân bay Việt Nam. Nhãn hàng gốc hàng hóa này sẽ chịu sự quản lý của Hải quan. Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, Hải quan sẽ kiểm tra nhãn hàng hóa và các chứng từ liên quan có khớp nội dung và đúng quy định của Pháp luật hay không. Do đó, tem nhãn gốc rất quan trọng cần kiểm tra kỹ trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc về Việt Nam.

1/ Nội dung của TEM NHÃN GỐC HAY TEM NHÃN CHÍNH mỹ phẩm

Nhãn chính ( hay là Nhãn gốc) của mỹ phẩm nhập khẩu được nhà sản xuất dán tại nước của họ trước khi hàng hóa được đưa về Việt Nam. Vì vậy, bạn phải kiểm tra và yêu cầu người bán cung cấp hình ảnh thiết kế của sản phẩm, mẫu thực tế sản phẩm gửi về Việt Nam để kiểm tra.

Chụp ảnh sản phẩm cùng tem nhãn sản phẩm gốc là một phần bắt buộc trong quá trình làm công bố mỹ phẩm tại Việt Nam. Do đó, tốt nhất bạn có mẫu sản phẩm tại Việt Nam để thuận tiện trong việc chụp hình ảnh chuẩn và chính xác  nhất.

 - Trên chai hay lọ mỹ phẩm cần có các thông tin bắt buộc phải ghi rõ :

  • Tên sản phẩm mỹ phẩm
  • Số lô sản xuất
  • Định lượng cụ thể
  • Ngày sản xuất và Hạn sử dụng
  • Thông tin về thành phần
  • Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khỏe (nếu có)
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
  • Nguồn gốc Xuất xứ của sản phẩm : Made in Korea,…

- Nếu loại bao bì đóng gói là dạng khó in ấn như nhãn chai lọ thủy tinh,.. hoặc sản phẩm quá nhỏ không đủ không gian in thông tin thì bắt buộc phải ghi rõ : Tên sản phẩm và Số lô sản xuất. Các thông tin khác ghi trên vỏ hộp carton hoặc các thẻ tag hay giấy hướng dẫn đi kèm….

Các thông tin này là bắt buộc phải có trên mỹ phẩm nhập khẩu. Quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc về Việt Nam, Hải quan luôn giám sát chặt sẽ vấn đề thông tin trên mỹ phẩm thực tế nhập và chứng từ như công bố mỹ phẩm, C.O, Invoice….

2/ Vị trí dán tem nhãn gốc trên mỹ phẩm nhập khẩu

  • Tem nhãn phải được dán tại vị trí có thể quan sát dễ dàng
  • Nếu vỏ hộp mỹ phẩm có dán tem niêm phong, không thể mở ra được thì bên ngoài phải có tem nhãn phụ trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc như nhãn chính đã dán trên chai mỹ phẩm

3/ Về ngôn ngữ ghi tem nhãn mỹ phẩm gốc

NGHỊ ĐỊNH 111/2021/NĐ-CP: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2017/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHÃN HÀNG HÓA

Tại mục “5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10

“Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa”

2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

a) Tên hàng hóa;

b) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

=> Như vậy tem gốc khi làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC có thể ghi bằng tiếng nước ngoài nghĩa là bất kỳ ngôn ngữ nào Tiếng Hàn, Tiếng Trung,…đều được, không nhất thiết phải là tiếng Anh.

 

4/ Quy định về kích thước, hình dạng tem nhãn của mỹ phẩm

  • Được phép tự xác định kích thước của nhãn đảm bảo thông tin trên nhãn dễ đọc, trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm
  • Màu sắc của chữ, số, hình hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trên nhãn phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải tương phản với nền của nhãn.

Các thông tin về tem nhãn gốc của mỹ phẩm khi làm THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM đã được chúng tôi nêu ngắn gọn ở trên. Bạn tham khảo và làm đúng theo hướng dẫn, đồng thời tìm hiểu thêm các điều luật để áp dụng cho đúng với lô hàng của mình nhé!

 

Gửi tới ban thông tin thêm về độ HOT !!!! của Mỹ phẩm Hàn Quốc chúng tôi mới tìm hiểu được qua bài viết của báo Tuổi Trẻ. Bạn tham khảo các thông tin qua bài viết dưới nhé!

 

Hàn Quốc xuất khẩu mỹ phẩm kỷ lục lịch sử, Việt Nam trong top mua hàng đầu

Hàn Quốc vừa ghi nhận kỷ lục mới về xuất khẩu mỹ phẩm, trong đó Việt Nam là quốc gia nhập khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc nhiều thứ tư với 150 triệu USD trong quý 1-2024.

Báo Korea Herald dẫn dữ liệu từ Chính phủ Hàn Quốc ngày 3-4 cho biết xuất khẩu mỹ phẩm của Hàn Quốc trong quý 1-2024 tăng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Theo Cục Hải quan Hàn Quốc, xuất khẩu sản phẩm làm đẹp của nước này đạt 2,3 tỉ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3-2024, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Mr Hiệp 0986 833 155 ( Điện thoại/Zalo ) /// DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

 

Tuy văn hóa Hàn Quốc vẫn đang lan rộng trên khắp thế giới nhưng trong vài năm gần đây lượng xuất khẩu mỹ phẩm của nước này vẫn có những nốt thăng trầm.

Cụ thể, năm 2021 Hàn Quốc từng ghi nhận mức xuất khẩu mỹ phẩm kỷ lục với 9,22 tỉ USD. Tuy nhiên sau đó con số này giảm xuống còn 7,98 tỉ USD vào năm 2022 do nhu cầu tại Trung Quốc giảm mạnh.

Đến năm 2023, xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc bất ngờ tăng trở lại, đạt 8,49 tỉ USD và vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cho đến nay.

Dữ liệu của Cục Hải quan Hàn Quốc cũng ghi nhận kỷ lục mới khi Hàn Quốc chính thức xuất khẩu các sản phẩm làm đẹp sang 175 quốc gia khác nhau trong ba tháng đầu năm 2024. Khối lượng mỹ phẩm của Hàn Quốc xuất sang 110 nước cũng đạt mức cao kỷ lục.

Trong quý 1-2024, Trung Quốc vẫn là khách hàng thân thiết nhất của mỹ phẩm Hàn Quốc với 610 triệu USD. Tiếp theo là Mỹ với 380 triệu USD, Nhật Bản 240 triệu USD và Việt Nam 150 triệu USD.

Tính theo sản phẩm, lượng xuất khẩu các sản phẩm chăm sóc da tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 1 tỉ USD. Các sản phẩm chăm sóc da cũng chiếm 44,4% tổng khối lượng xuất khẩu các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc.

Ngoài ra, các sản phẩm như son môi, sơn móng tay cũng giúp nước này thu về 360 triệu USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành làm đẹp.

Nguồn bài viết: tuoitre.vn

 

Như vậy, Qua bài báo chúng ta có thể thấy sản phẩm Mỹ phẩm của Hàn Quốc rất được thị trường ưu chuộng. Bạn kinh doanh mỹ phẩm không thể bỏ qua mỹ phẩm hàn nhé!

Chúng tôi, đơn vị chuyên THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC luôn luôn đồng hành cùng Quý khách hàng nhập hàng Hàn Quốc về kinh doanh.

 

Gọi ngay Mr Hiệp – 0986.833.155 (Đt/Zalo) để có những thông tin hữu ích nhất!


(*) Xem thêm

Bình luận
0