Bạn đang tìm hiểu thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm? Bạn cần đơn vị dịch vụ khai báo hải quan nhập khẩu mỹ phẩm? Hãy liên hệ công ty chúng tôi - Mr Hiệp 0986 833 155 ( ĐT/Zalo )
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM VÀO VIỆT NAM 2025
Để nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam bạn cần phải tuân thủ một loạt quy định về công bố mỹ phẩm, quy định về giám sát hải quan khi nhập khẩu. Nếu bạn không thực hiện đúng quy định, hồ sơ hoặc hàng hóa có vấn đề sẽ bị phạt vi phạm hành chính ở mức khá cao, ngoài ra có thể bị tiêu hủy hoặc buộc tái xuất hàng hóa ra nước ngoài sau khi bị xử phạt vị phạm. Do đó, việc nắm vững những quy định và hiểu các thủ tục để nhập khẩu mỹ phẩm là vô cung cần thiết đối đối với công ty bạn khi nhập khẩu các sản phẩm mỹ phẩm để kinh doanh tại Việt Nam.
Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu các quy định và quy trình để nhập khẩu mỹ phẩm nhanh gọn và ít rủi ro nhất nhé!
=> Liên hệ chúng tôi để nhận bảng giá dịch vụ khai hải quan Uy tín – An toàn – Tiết kiệm trọn gói. Mr Hiệp 0986 833 155 Điện thoại hoặc Zalo sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Hình ảnh minh họa mỹ phẩm
Tại thị trường nước ta, các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu rất đa dạng với nhiều dòng sản phẩm có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau. Kinh tế phát triển, nhu cầu làm đẹp càng tăng thị trường mỹ phẩm chính ngạch càng trở nên sôi động và tăng trưởng nhanh doanh thu lớn. Nhiều hãng mỹ phẩm nổi tiếng được nhập khẩu vào Việt Nam như L'Oréal, Estee Lauder, Lancôme, Shiseido, Chanel, Dior, MAC...
Theo báo Vneconomy “ Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường năng động nhất trong khu vực ASEAN hiện nay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện đang trong thời kỳ vàng dân số, với nữ giới chiếm 50,1% trong tổng dân số 100,3 triệu người. Hơn nữa, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam thường xuyên sử dụng sản phẩm làm đẹp tăng từ 76% lên 86% trong giai đoạn 2018 - 2022 (Theo nghiên cứu của Euromonitor International).
Báo cáo Đánh giá thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2024 của Kirin Capital cho thấy, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2024 ước đạt hơn 2,4 tỷ USD tăng 3,4% so với năm 2023. Trong bối cảnh nhu cầu làm đẹp ngày một phát triển, con số này dự báo tăng lên tới khoảng 2,7 tỷ USD vào năm 2027 tương đương mức tăng trưởng kép CAGR (2023 – 2027) đạt hơn 3,3%.
Hiện hơn 90% các sản phẩm mỹ phẩm ở Việt Nam là nhập khẩu. Tính chung 11 tháng đầu năm 2024 giá trị nhập khẩu mỹ phẩm và chất thơm vào Việt Nam đạt hơn 1,3 tỷ USD tăng gần 17% so với cùng kì năm 2023. Singapore hiện đang dẫn đầu thị phần cung cấp mỹ phẩm, chất thơm và chế phẩm vệ sinh cho Việt Nam với gần 380 triệu USD trong 11 tháng 2024, chiếm hơn 29% thị phần. “ Nguồn: https://vneconomy.vn
Khi nhập khẩu về Việt Nam, tất cả các hãng mỹ phẩm đều phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam. Bạn nhập khẩu mỹ phẩm cũng vậy. Dưới đây là các bước để làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm 2025 chúng tôi đang thực hiện:
BƯỚC 1: CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU VỚI BỘ Y TẾ
BƯỚC 2: LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU
Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra các bước bạn phải làm để nhập khẩu mỹ phẩm:
BƯỚC 1: CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU VỚI BỘ Y TẾ
Mỹ phẩm là những sản phẩm được tạo ra với mục đích chăm sóc và làm đẹp cho cơ thể con người. Chúng được sử dụng để làm sạch, tạo mùi thơm, bảo vệ da, tóc và móng, đồng thời có thể thay đổi diện mạo bên ngoài. Mọi mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải được đăng ký công bố với Cục Quản lý Dược để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc công bố mỹ phẩm nhằm mục đích kiểm soát chất lượng, an toàn và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Quy định pháp luật về công bố mỹ phẩm:
Theo văn bản số 7/VBHN-BYT ngày 16 tháng 03 năm 2021 - THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MỸ PHẨM, có quy định rất rõ về các nội dung liên quan tới Mỹ phẩm nhập khẩu, mỹ phẩm nội địa, tem nhãn, công bố mỹ phẩm,… bạn dành thời gian để đọc và tìm hiểu các nội dung trong thông tư này.
Các hồ sơ cơ bản để làm được thủ tục công bố mỹ phẩm:
- Phiếu công bố sản phẩm
- Giấy đăng ký kinh doanh mỹ phẩm
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do - CFS
- Bảng thành phần mỹ phẩm
Hiệu lực của bảng công bố mỹ phẩm: có giá trị trong vòng 5 năm từ ngày cấp.
Nếu một sản phẩm có nhiều quy cách đóng gói khác nhau thì chỉ cần một phiếu công bố duy nhất.
Thời gian nộp hồ sơ công bố thường mất khá dài ngày 20 -30 ngày. Bạn chủ động để nộp hồ sơ nhé!
Bạn hãy làm công bố mỹ phẩm này trước khi gửi hàng về Việt Nam vì nếu bạn gửi hàng trước về Việt Nam mà chưa có công bố mỹ phẩm thì bạn cũng không mở tờ khai hải quan được và phải đợi có công bố mới làm được tờ khai hải quan. Nếu cố tình mở mà không có phiếu công bố mỹ phẩm bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc tái xuất hàng ra khỏi Việt Nam. Khi ký hợp đồng mua bán, bạn hãy yêu cầu người bán cung cấp đủ hồ sơ để làm công bố mỹ phẩm tại Việt Nam.
BƯỚC 2: LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU
Sau khi bạn làm xong công bố mỹ phẩm thì tiến hành lên đơn đặt hàng và vận chuyển mỹ phẩm về cảng/sân bay Việt Nam được rồi. Khi hàng về đến Việt Nam bạn tiến hành mở tờ khai hải nhập khẩu.
Chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số thông tin quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm với cơ quan Hải quan:
1/ Tìm hiểu về thuế nhập khẩu mỹ phẩm khi về Việt Nam
Đầu tiên bạn cần phải biết để tra cứu mức thuế nhập khẩu của một mặt hàng thì cần phải biết mã HS code của sản phẩm đó (Mã hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới). Khi biết được mã HS code rồi bạn tra cứu mã này lên trên biểu thuế nhập khẩu sẽ tìm ra được mức thuế cần phải nộp. Tên hàng hóa mô tả trên biểu thuế thể hiện chung chung hoặc hơi khó hiểu bạn cần tìm hiểu để rõ nhé!
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 thì sản phẩm mỹ phẩm được phân loại mã HS code nhóm 33 trong biểu thuế. Sau đây là ví dụ về một số mã HS code của mỹ phẩm:
* Thuế nhập khẩu mỹ phẩm
Căn cứ theo luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016 sẽ chia làm 3 loại căn cứ theo xuất xứ của hàng hóa:
“ Điều 5. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.”
- Thuế nhập khẩu thông thường: Sẽ cao hơn và thường ít được sử dụng
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: sử dụng đa số trong các trường hợp khai hải quan
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: sử dụng khi có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hiệp định ưu đãi thuế mà Việt Nam đã ký kết. Vd: Thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc (C/O form AK/VK), Thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN (C/O form D), Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc (C/O form E),…
Ví dụ về mặt hàng mỹ phẩm cụ thể để bạn hiểu:
+ Sữa tắm có Hs code : 34013000. Khi tra cứu trên biểu thuế 2025 thì mức thuế như sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 40.5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 27%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:
- Trung Quốc khi có C.O form E: 0%
- Asean khi có C.O form D: 0%
- Nhật Bản khi có C.O form VJ, AJ: 0%
- Hàn Quốc khi có C.O form AK, VK: 5%
* Thuế GTGT hàng nhập khẩu: 10%
Khi bạn nhập hàng về ngoài phần thuế nhập khẩu, bạn còn phải chịu thuế gtgt hàng nhập khẩu. Đối với Mỹ phẩm thì mức thuế này là 10%.
Bạn chuẩn bị nhập khẩu chính ngạch bất kỳ mặt hàng nào thì đều cần phải kiểm tra thuế nhập khẩu, thuế gtgt và một số loại thuế khác để đảm bảo mức thuế thấp nhất như vậy việc làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mới tối ưu cho lô hàng của bạn.
2/ Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, bạn phải chuẩn bị trước chứng từ khai báo hải quan. Và kiểm tra hồ sơ đầy đủ về số lượng hay chưa? Nội dung hồ sơ đã đúng và khớp giữa các chứng từ chưa?
Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị bao gồm:
- Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice
- Phiếu đóng gói - Packing List
- Vận đơn hãng tàu/hàng không - Bill of Lading/AWB
- Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm - Template For Notification Of Cosmetic Product
- Giấy chứng nhận xuất xứ - Certificate of Origin
- Giấy báo hàng đến – Arrival Notice
- Hóa đơn cước tàu, hóa đơn bảo hiểm hàng hóa nếu bạn book cước tại Việt Nam. Nếu bên bán hàng book cước và thanh toán tính vào tiền hàng bạn thanh toán rồi thì bạn không cần chuẩn bị những chứng từ này.
=> Các hồ sơ cần chuẩn bị trước khi hàng lên tàu như Invoice, packing list, c.o nháp, bill tàu nháp. Bạn hãy kiểm tra các nội dung trên chứng từ để đúng với hợp đồng mua bán và thực tế hàng hóa.
=> Khi hàng về Việt Nam, bạn hãy đóng tiền cho hãng tàu để nhận hóa đơn khai hải quan và lệnh giao hàng để trong trường hợp hàng bị kiểm hóa thì đã có chứng từ để nộp cho cảng lấy hàng phục vụ kiểm hóa.
=> Có đủ hồ sơ khi này bạn tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm điện tử và nộp hồ sơ cho hải quan kiểm tra. Thời gian nộp hồ sơ hải quan thường mất khoảng 1-2 ngày làm việc.
Bạn lưu ý một số vấn đề khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam. Chúng tôi có nhắc ở phần trên nhưng vẫn nhắc lại để bạn chú ý kỹ càng hơn:
- Thực hiện công bố mỹ phẩm với cơ quan quản lý nhà nước trước khi mở tờ khai hải quan nhập khẩu. Hàng về đến cảng mà chưa có công bố thì không mở tờ khai, đợi có công bố mới được mở.
- Kiểm tra HS code sản phẩm chính xác để khai báo chuẩn
- Kiểm tra tem nhãn các nội dung như: tên hàng, xuất xứ, thành phần mỹ phẩm, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng, số lô, trọng lượng/dung tích sản phẩm,... khớp với chứng từ và công bố chưa? Có sai sót yêu cầu làm lại đúng so với chứng từ để tránh bị phạt vi phạm
- Yêu cầu người bán làm C/O theo các form tương ứng với từng nước để hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu tốt nhất
- Chuẩn bị hồ sơ khai hải quan đầy đủ về số lượng hồ sơ, đúng – khớp về nội dung với nhau
- Bên cạnh đó, cần phải lưu ý việc Ghi nhãn sản phẩm. Việc ghi nhãn mỹ phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Theo văn bản số 7/VBHN-BYT ngày 16 tháng 03 năm 2021 - THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MỸ PHẨM và Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể, nhãn mỹ phẩm phải được gắn ở vị trí dễ nhìn, đầy đủ thông tin bắt buộc như tên sản phẩm, thành phần, hạn sử dụng, ... và không được tháo rời. Với trường hợp bao bì không đủ diện tích thể hiện thông tin sản phẩm, nhãn phụ sẽ được sử dụng để bổ sung những thông tin còn thiếu.
Quá trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm đòi hỏi nghiệp vụ cơ bản về khai hải quan, hiểu về đặc tính hàng hóa, sự kỹ càng trong khai báo. Công ty bạn cần đơn vị hỗ trợ hãy liên hệ với công ty chúng tôi để tiết kiệm thời gian, chi phí giúp quá trình làm thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay cần sự hỗ trợ nào, hãy liên hệ với CUOCHANGAIR.COM – Mr Hiệp 0986 833 155(ĐT/Zalo) để được tư vấn!
Xem thêm