07/08/2020 | 1931 |
0 Đánh giá

             Nếu bạn đang bối rối và không hiểu hãng bay, các đơn vị vận chuyển tính toán như thế nào để có được giá cước hàng air cho lô hàng của mình, thì bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác và muốn được tư vấn kĩ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi bạn nhé. Hotline: 0986 833 155 - Mr Hiệp

CÁCH TÍNH CƯỚC HÀNG AIR

1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến tính cước hàng air

       Trọng lượng tổng (Gross weight-GW) là trọng lượng hàng bao gồm cả bao bì theo cân nặng thực tế. Nếu hàng được chất trên pallet thì GW sẽ bao gồm cả trọng lượng của pallet. G.W thường để khai trên Tờ khai Hải quan vì Hải quan chỉ quan tâm đến G.W.

       Trọng lượng thể tích (Volumetric weight - VW) hay còn gọi là Dimensional weight, là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế - IATA quy định, được tính dựa trên chiều dài, chiều rộng, và chiều cao của gói hàng và chuyển đổi thành trọng lượng tương đương. Mỗi phương thức vận chuyển khác nhau, cách thức tính VW sẽ khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sau hơn về cách tính trọng lượng thể tích đối với hàng air.

 

      Trọng lượng tính cước (Chargeable weight- CW) giữa GW và VW, trọng lượng nào lớn hơn, thì đó chính là trọng lượng tính cước CW. Hãng hàng không sẽ tính cước dựa trên CW.

       Đơn giá cước (Rate) là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị tính cước, ví dụ: 0.25 usd/kg. Giá cước hàng air thường xuyên thay đổi, để có mức giá tốt và nắm bắt thị trường, cần thường xuyên cập nhật.

Thông thường trong đơn giá cước hàng air sẽ có những phí sau:

  • Phụ phí xăng dầu ( FSC )
  • Phụ phí an ninh ( SSC )
  • Phụ phí soi hàng (MCC)
  • CCA ( chỉnh sửa bill )
  • Airway bill ( phí vận đơn )
  • ENS, AMS, Phụ phí hàng DG,… Ngoài ra các công ty giao nhận còn thu thêm phí handling (35-50 usd/ shipment) và phí chứng từ (35-50 usd/ set)

2. Cách tính cước hàng air

        Như đã nêu trên, trọng lượng tính cước hàng không sẽ là trọng lượng lớn hơn khi so sánh giữa GW và VW, vậy chúng ta sẽ đi sâu hơn, để tìm hiểu xem GW và VW được tính như thế nào.

Hàng hóa sau khi giao đến sân bay, sẽ được cân lại để xác định GW chính xác.

 

       Có nhiều cách tính VW khác nhau, nhưng ở đây chúng ra tập trung vào cách tính VW theo chuẩn quốc tế đối với vận chuyển bằng đường hàng không.

Trong đó D,R,C là chiều dài, rộng, cao của từng loại thùng tính theo cm. S là số lượng thùng có kích thước giống nhau.

Ví dụ: Lô hàng có 5 thùng hàng : 3 thùng kích thước 40x70x58 (cm), 2 thùng kích thước 50x70x60 (cm). G.W : 200 kgs. Đơn giá cước là 5 USD / kgs

V.W = [(40x70x58x3) + (50x70x60x2)] / 6000 = 151 kgs

Nhận thấy VW = 151 kgs < GW=200 kgs, do đó trọng lượng tính cước- CW là 200 kgs

Cước hàng không = CW * Đơn giá tính cước = 200*5= 1000 USD

Vậy giá cước hàng không của lô hàng này là 1000 USD.

           Đây là cách tính hàng cước hàng không thông dụng nhất hiện nay, ngoài ra tùy thuộc vào quốc gia sẽ có những quy định, cách quy đổi riêng. Để biết được chính xác lô hàng của bạn giá cước hàng không là bao nhiêu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí bạn nhé.

         Cước hàng air giá rẻ - Đối tác tốt, thành công sớm. Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng bằng đường hàng không, dịch vụ khai hải quan, và dịch vụ vận chuyển nội địa với giá cả cạnh tranh, và chất lượng vượt trội. Hãy Liên Hệ Với Chúng Tôi Theo Hotline: 0986 833 155 - Mr Hiệp

Nguồn: Tổng hợp, sưu tầm và biên tập


(*) Xem thêm

Bình luận
0