11/08/2022 | 942 |
0 Đánh giá

Hãy liên hệ chúng tôi khi bạn có nhu cầu Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc về Việt Nam. Hotline: 0986.833.155 Hiệp Mr – Báo giá cước vận chuyển, khai báo hải quan

Ở phần trước, chúng ta đã biết cách kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa form E đối với hàng nhập khẩu. Bài viết này sẽ chia sẽ cách xin CO form E cho hàng xuất khẩu. Đây cũng là một trong những vấn đề nhiều bạn thắc mắc.

CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM E TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM (phần 2)

1/ Xác định sử dụng chứng nhận xuất xứ form E trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Việt Nam đến Trung Quốc và ngược lại.

Trước khi tiến hành thực hiện xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, thì chúng ta cần xác định loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa nào là phù hợp với doanh nghiệp và yêu cầu của đối tác.

Trong bài viết này, chúng ta chỉ tập chung vào CO form E, nên mặc định là đối tác yêu cầu form E nha.

Chứng nhận xuất xứ form E trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ do tổ chức cấp CO bên xuất khẩu cấp, cụ thể tại Việt Nam được phát hành bởi Phòng Quản lý Xuất Nhập Khẩu của khu vực. Mẫu CO form E được bán lại nơi cấp CO, trong trường hợp chưa có mẫu CO, các bạn có thể đến phòng quản lý Xuất Nhập Khẩu gần nhất để mua nha.

Dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam uy tín, tối ưu chi phí nhất

Hãy liên hệ chúng tôi khi bạn có nhu cầu Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc về Việt Nam.

Hotline: 0986.833.155 Hiệp Mr – Báo giá cước vận chuyển, khai báo hải quan

2/ Những chứng từ, hồ sơ cần thiết để xin CO form E

Trước khi tiến hành các thủ tục cần thiết thì tất yếu các bạn phải xác định được mặt hàng xin CO form E thuộc tiêu chí xuất xứ nào. Việc xác định tiêu chí phù hợp phải đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn tại Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 của Bộ Công thương.

Dưới đây mình sẽ giải thích ngắn gọn các tiêu chí để các bạn có cái nhìn sơ lược và xác định được tiêu chí phù hợp:

  • Tiêu chí xuất xứ WO – Wholly Owned: Toàn bộ nguyên hiệu, quá trình sản xuất được làm tại Việt Nam.
  • Tiêu chí xuất xứ PE – Produced Entirely: Nguyên vật liệu sản xuất của sản phẩm có xuất xứ từ 1 hoặc nhiều nước thành viên tham gia hiệp định này, quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện tại Việt Nam
  • Tiêu chí xuất xứ RVC – Regional Value Content – Hàm lượng giá trị khu vực ACFTA: Hàm lượng xác định khu vực không thấp hơn 40%. Hiểu nôm na, giá trị của những nguyên vật liệu nguồn gốc từ các nước thành viên hoặc nước xuất khẩu không tính những nguyên vật liệu không rõ nguồn góc >=40%

Công thức tính RVC:

 

 

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm

FOB là trị giá FOB của của nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm

VNM là giá trị nguyên liệu không có xuất xứ

  • Tiêu chí CTC, CTH: phần này mình thấy ít gặp, các bạn có thể tham khảo thêm tại thông tư.

Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 của Bộ Công thương (cụ thể là phụ lục 1- Quy tắc cụ thể mặt hàng) có quy định khá quy định, phân chia khá rõ ràng, sản phẩm nào thuộc tiêu chí nào. Các bạn chỉ cần xác định HS code của sản phẩm xuất khẩu rồi tra cứu trên thông tin sẽ có tiêu chí luôn nha. Vấn đề khó nhất là xác định giá trị RVC để đáp ứng yêu cầu.

Lập bảng tính RCV (trường hợp hàng hóa theo tiêu chí RCV)

Lập bảng liệt kê các nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm, đơn giá, xuất xứ… sau đó tính giá trị RCV tương ứng. Nếu hàng hóa phù hợp đáp ứng được yêu cầu, thì tiến hành bước tiêu theo, nếu không

Sau khi đã xác định và tính toán được tiêu chí phù hợp, cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin CO form E gồm:

  • Đơn xin cấp CO form E
  • Mẫu CO form E đã được điền đầy đủ theo quy định
  • Tờ khai thông quan
  • Invoice, Packing List
  • Bản quy giải trình quy trình sản xuất
  • Chứng từ vận chuyển: Bill of lading hoặc Air Waybill
  • Hóa đơn đầu vào của những nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm

Trường hợp xin CO bản giấy thì các chứng từ trên phải được ý, đóng dấu sao y nộp cho tổ chức cấp CO. Trường hợp doanh nghiệp có đăng kí sử dụng Ecosys, có thể sử dụng chữ kí số, kí trực tiếp trên hệ thống.

Sau khi kiểm tra đối chiếu thông tin, cán bộ chuyên môn sẽ phê duyệt CO form E gửi lại cho doanh nghiệp, trường hợp ECO, thì CO form E sẽ được trả về trên hệ thống.

3/ Khai báo thông tin trên mẫu CO form E

Theo Phụ lục III Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 của Bộ Công thương C/O mẫu E phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy.

Cụ thể thông tin kê khai như bên dưới:

Ô số 1: Ghi tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Nước thành viên xuất khẩu (Việt Nam).

Ô số 2: Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Nước thành viên nhập khẩu.

Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi "By air", nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.

Ô số 4: Để trống.

Ô số 5: Số thứ tự các mặt hàng.

Ô số 6: Ký hiệu, số kiện hàng.

Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS ở cấp độ 6 số).

Ô số 8: Ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa

Ô số 9: Ghi trọng lượng cả bao bì hoặc trọng lượng tịnh hoặc đơn vị đo lường khác và trị giá FOB chỉ ghi trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC.

Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại được phát cho lô hàng nhập khẩu vào Nước thành viên nhập khẩu.

Ô số 11:

- Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa, nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng ra hàng hóa;

- Dòng thứ hai ghi tên Nước thành viên nhập khẩu;

- Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.

Ô số 12: Dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

Ô số 13:

a) Trường hợp cấp sau thì đánh dấu vào Ô "Issued Retroactively" bằng điện tử hay đánh máy với thông tin khác trên C/O mẫu E. Trường hợp không thể đánh dấu bằng điện tử hay đánh máy thì đóng dấu với dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”; C/O mẫu E cấp sau 3 ngày từ ngày tàu/ máy bay chạy trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày giao hàng và phải đánh dấu vào Ô số 13 nơi có dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”

b) Trường hợp sản phẩm được gửi từ Nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Nước thành viên khác và được bán trong hoặc sau thời gian triển lãm nhằm nhập khẩu vào một Nước thành viên thì đánh dấu vào Ô "Exhibition". Tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm ghi tại Ô số 2;

c) Trường hợp sản phẩm được cấp C/O giáp lưng thì đánh dấu vào Ô "Movement Certificate". Trị giá trên Ô số 9 là trị giá hóa đơn của sản phẩm được xuất khẩu từ Nước thành viên trung gian. Trị giá trên Ô số 9 chỉ cần ghi nếu áp dụng tiêu chí RVC. Tên cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên, ngày cấp và số tham chiếu của C/O mẫu E gốc ghi tại Ô số 7;

d) Trường hợp hóa đơn được phát hành bởi một nước thứ ba thì đánh dấu vào Ô "Third Party Invoicing". Số hóa đơn được ghi tại Ô số 10. Tên và nước của công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba ghi tại Ô số 7.

Trên đây là toàn bộ những việc cần thiết để xin CO form E, hi vọng sẽ mang lại kiếm thức bổ ích để phụ vụ trong công việc của các bạn nha. Nếu bài viết có những lỗi nhỏ trong nội dung cách trình bày, hi vọng các bạn để lại đóng góp để mình cải thiện hơn nữa, mang đến nhiều bài viết hay trong tương lai.

Nguồn: Sưu tầm

Nếu cần thêm thông tin, và muốn hiểu chi tiết hơn về CO form E trong vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam hãy liên hệ ngay

Hotline : 0986.833.155 Mr Hiệp  hoặc email: Trumxnk@trumxnk.com

Hân hạnh được bạn ủng hộ và tin tưởng liên hệ!!!

Hãy gọi Chúng tôi theo hotline : ĐT/ZALO – 0986.833.155 Mr Hiệp

CUOCHANGAIR.COM – CHUYÊN CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ!!!


(*) Xem thêm

Bình luận
0