12/06/2024 | 327 |
0 Đánh giá

Cuochangair.com chúng tôi luôn sẵn sàng và cùng đồng hành với bạn, với Quý công ty trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm. LƯU Ý VỀ CHỨNG TỪ XUẤT XỨ HÀNG HÓA ĐỂ GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU KHI NHẬP KHẨU TỪ HÀN QUỐC

 

LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

 

Công ty bạn lần đầu tiên làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc về Việt Nam còn nhiều vấn đề cần tham khảo. Chúng tôi hiểu điều này, xin gửi tới bạn bài viết này để chia sẻ thêm một vài kinh nghiệm giúp bạn thuận lợi khi nhập khẩu hàng hóa.

Lĩnh vực mỹ phẩm rất đa dạng với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Nhưng nói chung là thủ tục liên quan tới Hải quan đều cùng một quy trình xử lý. Những lô hàng đầu tiên sẽ khó khăn. Sau một vài lô hàng bạn sẽ dễ dàng hơn khi làm thủ tục.

Cuochangair.com chúng tôi luôn sẵn sàng và cùng đồng hành với bạn, với Quý công ty trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm.

 

Hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline: 0986.833.155 ( Điện thoại/Zalo ) Mr Hiệp

 

I/ LƯU Ý VỀ TEM NHÃN HÀNG HÓA KHI NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

Tem nhãn của hàng hóa nhập khẩu sẽ gồm 2 loại: Tem gốc – tem nguyên bản do nhà sản xuất in trên bao bì mỹ phẩm, tem phụ - tem được nhà nhập khẩu Việt Nam dán lên bao bì mỹ phẩm khi hàng về đến kho và trước khi bán ra thị trường.

Một số trường hợp nhà nhập khẩu tại Việt Nam yêu cầu người bán dán thông tin hàng hóa bằng Tiếng Việt tại nhà máy của họ. Sau đó mới vận chuyển về Việt Nam. Trường hợp này, hàng hóa khi về Việt Nam đã có đủ thông tin cần thiết theo quy định vì vậy không cần dán tem phụ nữa.

 

1.1/ Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:

- Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

- Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.

- Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa

1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

a) Tên hàng hóa;

b) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

 

1.2/ Thông tư 06/2011/TT-BYT có quy định rõ ràng về tem nhãn Mỹ phẩm. Bạn tham khảo thêm để in tem nhãn sản phẩm đúng quy định.

Chương V: GHI NHÃN MỸ PHẨM

Điều 16. Vị trí nhãn mỹ phẩm

1. Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.

Điều 17. Kích thước, hình thức và nội dung của nhãn

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá mỹ phẩm nhưng phải bảo đảm thông tin ghi trên nhãn phải dễ đọc bằng mắt thường. Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm.

2. Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải tương phản với nền của nhãn.

Điều 18. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn

1. Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN. Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm:

a) Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm;

b) Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm;

c) Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần);

d) Tên nước sản xuất;

đ) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư);

e) Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh;

g) Số lô sản xuất;

h) Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm.

Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;

i) Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột "Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm" được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.

2. Trong trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trên nhãn gốc, những nội dung bắt buộc này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm:

a) Tên sản phẩm;

b) Số lô sản xuất.

Điều 19. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn mỹ phẩm

Những nội dung quy định tại Điều 18 của Thông tư này phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; riêng các thông tin tại điểm b, đ, i khoản 1 Điều 18 phải ghi bằng tiếng Việt.

Điều 20. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn mỹ phẩm

Tổ chức, cá nhân được phép ghi trên nhãn mỹ phẩm những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái với quy định của pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn mỹ phẩm.

Với quy định nêu trên về tem nhãn bạn cũng đã hình dung mình phải làm gì khi nhập khẩu hàng hóa rồi nhỉ. Nếu thiếu các nội dung bắt buộc phải có trên tem nhãn sản phẩm bạn sẽ bị phạt hành chính.

Bạn chú ý thêm về số lô mỹ phẩm và hạn sử dụng của mỹ phẩm. Đây là thông tin cần thiết phải khai trên tờ khai hải quan. Hãy yêu cầu người bán cung cấp và gửi hình ảnh số lô, hạn sử dụng trên sản phẩm để bạn kiểm tra và khai báo cho chính xác nhé!

Bạn hãy dành thời gian để đọc các quy định trong thông tư. Từ đó thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định để tránh bị phạt!

 

II/ LƯU Ý VỀ CHỨNG TỪ XUẤT XỨ HÀNG HÓA ĐỂ GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU KHI NHẬP KHẨU TỪ HÀN QUỐC

Thuế là một tất yếu của cuộc sống. Khi bạn nhập khẩu hàng hóa không thể không quan tâm tới mức thuế mà bạn phải nộp cho Nhà nước. Việc giảm thuế là điều phải được quan tâm và làm chuẩn chỉnh ngay từ ban đầu. Giúp công ty bạn hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

 

Dưới đây là cách để được hưởng mức thuế ưu đãi tối ưu nhất bạn cần biết khi nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn về Việt Nam ta.

- Thuế gtgt hay thuế VAT ở mức 10% không thể giảm.

- Thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc:

+ Thuế nhập khẩu ưu đãi: giao động từ 10-22%. Ví dụ: 33041000 - Chế phẩm trang điểm môi : Thuế nhập khẩu ưu đãi 20%, thuế gtgt 10%

+ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: phải có GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TỪ HÀN QUỐC (C/O)

  • C/O Form AK : giao động ở mức 0-5%. Ví dụ: cũng là Hs code sản phẩm: 33041000  - Chế phẩm trang điểm môi : Thuế nhập khẩu ưu đãi theo form AK 5%, thuế gtgt 10%

=> Như vậy bạn đã tiết kiệm được 15% thuế nhập khẩu. Chỉ với một yêu cầu đơn giản đó là nói người bán làm C/O form AK gửi về Việt Nam cho bạn.

  • C/O Form VK : giao động ở mức 0-5%. Đây là Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Có nhiều sản phẩm mỹ phẩm sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn C/O form AK. Vì vậy, bạn cần kiểm tra xem dùng C/O form AK hay VK sẽ lợi hơn.

Vd: HS code sản phẩm: 33043000 - Chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân : Thuế nhập khẩu khi có C/O Form AK 5%, còn khi có C/O Form VK 0% => Trường hợp này bạn yêu cầu người bán làm C/O Form VK gửi về Việt Nam là bạn lại tiết kiệm thêm 5% thuế nữa rồi.

Hiểu được công việc làm Giấy chứng nhận xuất xứ rất quan trọng. Giúp bạn vừa có chứng từ khẳng định hàng Hàn chính hiệu vừa có chứng từ giúp bạn giảm thuế nhập khẩu. Một công đôi việc quá tuyệt vời đúng không bạn!

 

Chú ý:

Bạn chưa hiểu THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI áp dụng khi nào? THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THEO FORM C/O áp dụng khi nào? Bạn có thể làm vài đường Google để tìm hiểu cho thật kỹ càng nhé.

Chúng tôi nếu ngắn gọn đó là:

- THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI áp dụng với các nước cho Việt Nam hưởng chế độ tối huệ quốc – bạn search danh sách sẽ có các nước này để tham khảo và không có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Form C/O AK, VK hoặc có C/O mà bạn không khai báo cũng không được hưởng. Hiện nay đa số các nước đều cho Việt Nam hướng hết. Hàn Quốc thuộc trường hợp này.

- THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT áp dụng khi bạn có C/O form AK hoặc VK theo đúng quy định của thỏa thuận về ưu đãi thuế mà Việt Nam có tham gia và khi khai hải quan bạn phải khai báo C/O thì mới được hưởng ưu đãi.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Tiếng Anh: Certificate of Origin, Viết tắt: C/O là giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Nhằm xác định rõ nguồn gốc của hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia, vũng lãnh thổ cấp C/O. C/O được nhà xuất khẩu nộp hồ sơ để cơ quan nhà nước của họ cấp theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại mà cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu tham gia.

 

Như chúng tôi có đưa ví dụ ở trên về mức thuế khi làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC về Việt Nam. C.O có vai trò quan trọng trong việc giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên không phải cứ có C.O là được giảm thuế mà nó cần đúng form, đúng nội dung mới được cơ quan hải quan chấp nhận ( Một số nội dung nhưForm của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …).

  

Như vậy, với những chia sẻ về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Mong rằng bạn sẽ áp dụng và được hưởng mức thuế thấp khi nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc về Việt Nam.

 

III/ LƯU Ý VỀ HỒ SƠ KHI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

Một lô hàng nhập khẩu sẽ gồm nhiều loại chứng từ khác nhau. Các chứng từ này đều rất cần thiết trong quá trình xử lý Hải quan.

Nội dung các chứng từ phải khớp với nhau và đúng theo quy định pháp luật. Bạn cần đặc biệt kiểm tra chúng trước khi tiến hành nộp tới cơ quan hải quan.

Mặt hàng mỹ phẩm là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, chúng được siết quản lý thông qua việc ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ MỸ PHẨM. Việc công bố này sẽ do Cục Quản lý dược – Bộ Y Tế quản lý. Khi bạn muốn nhập khẩu, bạn phải công bố trước khi hàng hóa cập cảng Việt Nam. Nếu hàng hóa đã cập cảng/sân bay nhưng chưa có công bố bạn không thể thông quan được. Khi này hàng hóa sẽ bị lưu kho tại cảng/sân bay dẫn tới phát sinh chi phí.

- Hồ sơ cần trước khi gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam: Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm – quan trọng

- Hồ sơ cần để khai hải quan mỹ phẩm nhập khẩu.

  • Hợp đồng
  • Invoice
  • Packing list
  • Bill tàu – bill hàng không – bill chuyển phát nhanh
  • C/O form AK hoặc VK ( nếu bạn muốn giảm thuế - không có C/O vẫn khai hải quan được )
  • Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm
  • Ngoài ra, bạn có thể cung cấp catalogue mỹ phẩm, hướng dẫn sử dụng, hình ảnh mỹ phẩm,… cho Hải quan để thuận lợi hơn khi làm Thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc.

 

IV/ LƯU Ý VỀ HS CODE MỸ PHẨM THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

Mỹ phẩm rất đa dạng, có thể bạn sẽ áp nhầm mã HS code khi khai hải quan. Do đó, bạn cần yêu cầu người bán cung cấp mã HS code sản phẩm mỹ phẩm của họ. Đồng thời, bạn tự tra cứu và kiểm tra xem mã HS code đối tác cung cấp có khớp với thông tin bạn tra cứu hay không.

Từ đó giúp bạn hạn chế rủi ro trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.

Hàng mỹ phẩm là hàng hóa thường bị soi hồ sơ kỹ và đồng thời bị kiểm tra thực tế tại cảng. Một sai sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ có thể ảnh hưởng rất lớn tiến độ thông quan lô hàng. Đồng thời làm phát sinh chi phí không cần thiết khi làm thủ tục.

Dưới đây là một vài mã HS code mà Bộ Y Tế quy định đối với Mỹ phẩm. Bạn tham khảo để áp đúng mã HS code nhé!

 

DANH MỤC 10:

DANH MỤC MỸ PHẨM XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MÃ SỐ HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2018/TT-BYT ngày 06 tháng 04 năm 2018 của Bộ Y tế)

STT

Tên, mô tả hàng hóa

Mã số hàng hóa

1

Kem, nhũ dịch, dung dịch, gel và dầu bôi trên da (tay, mặt, chân)

 

- Kem và nước thơm dùng cho mặt và da

3304. 99. 30

- Kem ngăn ngừa mụn trứng cá (trừ các thuốc trị mụn đã được Bộ Y tế cấp SĐK lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu)

3304. 99. 20

- Loại khác

3304. 99. 90

2

Mặt nạ đắp trên mặt (trừ những sản phẩm làm bong da có nguồn gốc hóa học)

3304. 99. 90

3

Các chất phủ màu (dạng lỏng, nhão, bột)

3304. 99. 90

4

Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, phấn vệ sinh

3304. 91. 00

5

Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi

3307. 30. 00

6

Nước hoa, nước thơm

3303. 00. 00

7

Chế phẩm dùng tắm (muối, xà phòng, dầu, gel...)

3307.30. 00

8

Sản phẩm làm rụng lông

3307. 90. 40

9

Sản phẩm khử mùi cơ thể và ngăn ngừa ra mồ hôi

3307. 20. 00

10

Sản phẩm chăm sóc tóc:

 
 

- Nhuộm màu tóc, tẩy màu tóc

3305. 90. 00

- Sản phẩm uốn tóc, duỗi tóc và giữ nếp tóc

3305. 20. 00

- Sản phẩm định dạng tóc

3305. 30. 00

- Sản phẩm làm sạch tóc (dung dịch, bột, dầu gội)

 

- - Dầu gội ngăn ngừa gàu (trừ các loại thuốc gội trị nấm đã được Bộ Y tế cấp SĐK lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu)

3305. 10. 10

- - Loại khác

3305. 10. 90

- Sản phẩm dưỡng tóc (dung dịch, kem, dầu)

3305. 90. 00

- Sản phẩm tạo kiểu tóc (dung dịch, keo, sáp trải tóc)

3305. 30. 00

11

Sản phẩm dùng cho cạo râu (kem, xà phòng, dung dịch, …)

3307. 10. 00

12

Sản phẩm trang điểm và tẩy trang mặt và mắt

 
 

- Chế phẩm trang điểm mắt

3304. 20. 00

- Loại khác

3304. 99. 90

13

Sản phẩm dùng cho môi

3304. 10. 00

14

Sản phẩm chăm sóc răng và miệng

 
 

- Dạng kem và bột để ngăn ngừa các bệnh về răng (trừ các loại đã được Bộ Y tế cấp SĐK lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu là thuốc)

3306. 10. 10

- Loại khác

3306. 10. 90

15

Sản phẩm chăm sóc và trang điểm móng tay, chân

3304. 30. 00

16

Sản phẩm vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài (trừ các loại thuốc chữa bệnh cơ quan sinh dục ngoài đã được Bộ Y tế cấp SĐK lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu)

3307. 90. 90

17

Sản phẩm chống nắng

3304. 99. 90

18

Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng

3304. 99. 90

19

Sản phẩm làm trắng da

3304. 99. 90

20

Sản phẩm chống nhăn da

3304. 99. 90

21

Sản phẩm khác

3304. 99. 90

 

V/ LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU TỪ HÀN QUỐC NÓI RIÊNG VÀ CÁC NƯỚC KHÁC NÓI CHUNG

 


 

Công việc công bố mỹ phẩm là bước đầu tiên của quá trình nhập khẩu mỹ phẩm. Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, hồ sơ công bố mỹ phẩm có nhiều vấn đề mà không có chuyên môn về mỹ phẩm bạn khó có thể làm được.

Chúng tôi là đơn vị dịch vụ vận chuyển hàng hóa và khai báo hải quan. Chuyên môn về hồ sơ công bố mỹ phẩm sẽ có đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp, thường xuyên xử lý công bố hỗ trợ. Hiện nay, dịch vụ hỗ trợ công bố mỹ phẩm được nhiều đơn vi cung cấp. Bạn có thể lên mạng tìm kiếm để có thêm thông tin.

Chúng tôi xin chia sẽ một vài khó khăn khi làm công bố mỹ phẩm:

1/ Thông tin trên các chứng từ không đồng nhất

Trước hết bạn cần biết hồ sơ cần để làm thủ tục công bố mỹ phẩm gồm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( CFS ), Giấy ủy quyền của nhà sản xuất, Bảng thành phần mỹ phẩm, Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty bạn.

Bạn cần kiểm tra kỹ chứng từ và đặc biệt phải gửi bản nháp về cho đơn vị dịch vụ hỗ trợ làm thủ tục công bố mỹ phẩm kiểm tra trước khi phát hành chính thức. Để tránh các sai sót như: tên sản phẩm trên CFS với Ủy quyền không khớp, thông tin công ty trên ủy quyền không khớp với giấy đăng ký kinh doanh của công ty bạn, địa chỉ công ty không khớp,…

 

2/ Cơ quan cấp giấy CFS phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, còn phải hợp thức hóa lãnh sự hồ sơ CFS, Giấy ủy quyền.

 

3/ Có nhiều sản phẩm không được xếp vào mỹ phẩm mà là dược phẩm. Chịu quản lý về dược phẩm. Bạn cần kiểm tra xem sản phẩm của mình có được coi là mỹ phẩm không nhé.

 

4/ Thành phần trong mỹ phẩm có chứa các chất cấm, các chất giới hạn thành phần nhưng sản phẩm của bạn lại vượt giới hạn, các chất bảo quản – màu mỹ phẩm không có trong danh mục cho phép sử dụng => Hồ sơ công bố mỹ phẩm của bạn sẽ bị từ chối. Để hạn chế điều này, khi bạn thuê dịch vụ công bố mỹ phẩm hãy gửi hồ sơ và yêu cầu họ kiểm tra thật kỹ xem có vấn đề gì không? Từ đó hạn chế được sai sót

Hồ sơ công bố mỹ phẩm phải nộp và được cấp PHIẾU CÔNG BỐ MỸ PHẨM trước khi gửi hàng về Việt Nam. Bạn hãy làm sớm và kiểm tra kỹ hồ sơ, kiểm tra thông tin trên tem nhãn sản phẩm khớp với hồ sơ chưa. Mọi thứ ok bạn mới tiến hành cho hàng về Việt Nam nhé.

 

CUOCHANGAIR.COM đơn vị dịch vụ chuyển xử lý THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC. Hân hạnh được đồng hành và phục vụ những chuyến mỹ phẩm của Bạn và Qúy công ty!

 

VI/ LƯU Ý VỀ KIỂM HÓA VỚI HẢI QUAN KHI LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

Qua thực tế xử lý hải quan nhiều lô hàng mỹ phẩm, chúng tôi đưa ra một số lưu ý để bạn có thể hạn chế các rủi ro khi kiểm tra hàng hóa thực tế với hải quan tại cảng/sân bay. Quá trình kiểm hàng tại cảng/sân bay tốn nhiều thời gian và công sức, cán bộ hải quan kiểm tra rất kỹ càng các thông tin về mỹ phẩm, do đó nếu có sai sót giữa chứng từ và thực tế bạn sẽ bị phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, hãy đảm bảo hàng hóa của bạn luôn đúng so với chứng từ đã khai báo.

Công việc kiểm tra và đối chiếu giữa chứng từ và hàng hóa bạn phải luôn luôn thực hiện. Lô nào cũng cần đối chiếu để giảm rủi ro xuống thấp nhất nhé.

Dưới đây là một số thông tin cần thiết để bạn đổi chiếu giữa tem nhãn hàng hóa và chứng từ:

 

1/ Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu và trên chứng từ

Việc này khá dễ hiểu đúng không bạn. Bạn khai trên tờ khai là 1000 hộp mỹ phẩm nhưng thực tế hàng hóa nhập về lại là 1500 hộp => Như vậy gửi dư 500 hộp. Hải quan sẽ xử phạt vi phạm về khai sai số lượng.

Hải quan kiểm tra rất chặt vấn đề số lượng này, để thuận lợi khi kiểm số lượng hàng bạn hãy yêu cầu người bán đóng gói riêng rẽ từng loại mỹ phẩm và ghi rõ số lượng lên từng thùng carton, những thùng lẻ hãy dán băng keo màu khác để dễ kiểm tra. Nếu không thể tính toán đơn thuần do việc đóng hàng lộn xộn thì hải quan sẽ yêu cầu khui toàn bộ tất cả các thùng hàng để đếm số lượng. Việc kiểm toàn bộ này sẽ ảnh hưởng tới hàng hóa của bạn cũng như làm tăng chi phí khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm.

 

Hình ảnh minh họa về cách đóng gói và ký hiệu thùng lẻ đựng mỹ phẩm

 

Bạn cần xác nhận với đối tác gửi đúng số lượng theo hợp đồng đã ký kết. Nếu có gửi hàng khuyến mãi hoặc hàng mẫu cần ghi rõ lên chứng từ và khai báo đầy đủ với hải quan. Như vậy sẽ giúp bạn không bị phạt.

 

2/ Xuất xứ in trên bao bì mỹ phẩm

Hình ảnh minh họa về xuất xứ, trọng lượng in trên mỹ phẩm

 

Xuất xứ hàng hóa là thông tin bắt buộc phải có trên tem nhãn của mỹ phẩm. Hàng hóa có xuất xứ từ Hàn Quốc thì phải có ghi trên vỏ hộp như Made in Korea,… Nếu thiếu thông tin về xuất xứ, mỹ phẩm của bạn sẽ được coi là hàng không có nguồn gốc rõ ràng. Khi này bạn sẽ bị phạt vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa.

Kiểm tra xuất xứ hàng hóa trên sản phẩm nhập khẩu cũng khá dễ dàng, bạn chỉ cần yêu cầu người bán chụp hình vỏ hộp và bạn đối chiếu xem xuất xứ hàng hóa có ghi trên tem sản phẩm hay không.

 

3/ Tên mỹ phẩm, Thương hiệu mỹ phẩm

Tên và thương hiệu mỹ phẩm là điều cần có trên vỏ hộp, vỏ chai mỹ phẩm. Nó dùng để xác nhận hàng hóa thực tế đúng với các thông tin khai báo trên chứng từ.

Ngoài ra, nó còn liên quan tới công bố mỹ phẩm. Hàng hóa không công bố mỹ phẩm sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam. Khi đó ngoài việc bị phạt do sai tên hàng bạn còn có thể đối mặt với việc phải tái xuất hàng hóa đó.

 

4/ Thành phần mỹ phẩm trên bao bì so với trên phiếu công bố mỹ phẩm

Trên vỏ hộp hoặc bao bì, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm mỹ phẩm phải ghi thành phần. Các thành phần này phải khớp với công bố mỹ phẩm đã được Bộ Y Tế duyệt và cấp phiếu công bố mỹ phẩm.

Hình minh họa về thành phần mỹ phẩm ghi trên vỏ hộp

 

Thông tin không đúng với công bố thì không được nhập khẩu. Bạn cần kiểm tra kỹ vấn đề này.

Nếu người bán có bất kỳ thay đổi nào trong thành phần mỹ phẩm, phải cung cấp thông tin cho bạn. Và bạn phải làm một bộ hồ sơ mới để công bố mỹ phẩm.

Bạn hãy làm việc với người bán rõ vấn đề về thông tin liên quan tới hàng hóa nếu có bất kỳ thay đổi nào phải báo cho bạn sớm nhất để bạn làm hồ sơ đúng.

 

5/ Hạn sử dụng sản phẩm

Đây là thông tin quan trọng cần khi khai báo hải quan. Từ đó giúp hải quan xác nhận hàng hóa còn hạn sử dụng hay không? Nếu hết hạn bạn sẽ bị phạt vi phạm.

Hình ảnh minh họa: Hạn sử dụng và số lô in trên vỏ hộp mỹ phẩm

 

6/ Số lô sản xuất

Dùng để xác nhận lô hàng, Bạn yêu cầu người bán cung cấp để khai báo trên tờ khai khớp với hàng hóa thực tế. Đây là thông tin bắt buộc phải có trên tem gốc mỹ phẩm khi nhập khẩu. Bạn có thể tham khảo ở lưu ý về tem nhãn hàng hóa phía trên bài viết nhé!

 

7/ Tên nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất so với tem nhãn hàng hóa

Đây là thông tin quan trọng, cần phải có trên tem nhãn mỹ phẩm. Giúp hải quan đối chiếu giữa hàng thực tế và phiếu công bố mỹ phẩm cũng như các chứng từ khác.

Bạn hãy yêu cầu hình ảnh thực của hàng hóa để đối chiếu thật chính xác với chứng từ nhé.

Nếu người bán có bất kỳ thay đổi nào về tên, địa chỉ cần phải thông báo cho bạn để bạn làm lại công bố mỹ phẩm mới. Đừng để gửi hàng về rồi mới phát hiện ra thì ngoài việc bị phạt vi phạm hành chính, bạn còn phải làm công bố mới tốn thời gian lưu kho, lưu bãi.

 

8/ Trọng lượng hoặc thể tích in trên bao bì so với thông tin khai báo

Hàng hóa nào đóng trong hộp đều có ghi trọng lượng, thể tích. Đây là điều khá hiển nhiên. Tuy nhiên cũng không thừa khi bạn kiểm tra thông tin này trên hộp mỹ phẩm. Thiếu thông tin trọng lượng này lại mệt mỏi và chịu phạt …. Rất rất phiền phức. Bạn hãy dành thời gian để kiểm tra nhé, thừa hơn thiếu.

 

Trên đây là các thông tin quan trọng khi kiểm hàng mà hải quan thường xuyên kiểm tra. Mong rằng với chia sẻ nhỏ của chúng tôi giúp bạn thuận lợi khi làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC về.

 

VII/ LƯU Ý VỀ CHỨNG TỪ KHI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC

Chuẩn bị và kiểm tra chứng từ là phần rất quan trọng khi làm hải quan. Chúng tôi xin đưa ra một vài lưu ý để bạn tham khảo:

1/ Kiểm tra phiếu công bố mỹ phẩm còn hiệu lực hay không?

Phiếu công bố mỹ phẩm là chứng từ quan trọng của lô hàng nhập khẩu mỹ phẩm. Đây là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan.

Nhưng phiếu công bố mỹ phẩm có đặc điểm là hạn sử dụng chỉ được 5 năm. Nếu quá hạn bạn không thể sử dụng để khai báo hải quan nữa.

 

2/ Kiểm tra Tên loại mỹ phẩm nhập khẩu

Bạn kiểm tra Tên mỹ phẩm trên các chứng từ INV, PKL, BILL, C/O đã khớp với nhau chưa? Nếu chưa khớp bạn yêu cầu chỉnh sửa tên hàng đồng nhất và đúng với tem nhãn in trên bao bì sản phẩm.

Đặc biệt Tên mỹ phẩm trên tất cả các chứng từ và thực tế in trên hàng hóa phải khớp với Phiếu công bố mỹ phẩm đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cả quá trình làm thủ tục nhập khẩu. Nếu Tên mỹ phẩm không khớp với công bố thì coi như hàng của bạn chưa làm công bố mỹ phẩm và bạn phải làm công bố mới cũng như chịu phạt vi phạm hành chính và thêm nữa chịu phí lưu kho lưu bãi tại cảng.

 

3/ Kiểm tra Tên và địa chỉ người bán trên các chứng từ

Tên và địa chỉ người bán thường rất dễ kiểm tra vì chỉ cần đối chiếu với hợp đồng đã ký kết đúng thông tin của họ là ok. Tuy nhiên, đối với trường hợp mua bán 3 bên thì có sự khác biết và nhiều lưu ý hơn. Nếu bạn mua bán theo trường hợp này bạn cần tìm hiểu kỹ về mua bán 3 bên là gì để kiểm tra đối chiếu tên người bán với các chứng từ INV, PKL, Bill và đặc biệt quan trọng đó là trên C/O thể hiện mua bán 3 bên phải đúng theo quy định mới được hải quan chấp nhận.

 

4/ Tên và địa chỉ người mua – Chính là tên công ty bạn

Bạn căn cứ theo giấy phép kinh doanh để thể hiện tên và địa chỉ của công ty mình cho đúng. Nhiều trường hợp thuê trụ sở công ty ở một nơi – đây là địa chỉ trên giấy phép kinh doanh nhưng văn phòng thực tế hoạt động lại là một nơi khác. Khi làm chứng từ nhập khẩu lại để địa chỉ thực tế. Như vậy, địa chỉ của công ty bạn trên chứng từ đã khác hoàn toàn với thông tin công ty trên hệ thống hải quan. Khi này C/O của bạn bị hải quan bác bỏ, không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Bạn phải nộp với mức thuế rất cao.

 

5/ Số và ngày ký các chứng từ

Số và ngày ký chứng từ đây dường như là điều hiển nhiên khi lập bất kỳ một chứng từ nào. Tuy nhiên, thực tế làm việc chúng tôi nhận thấy rất nhiều bộ chứng từ khách hàng gửi chúng tôi không hề có số mà chỉ có ngày ký chứng từ mà thôi.

Các chứng từ này bắt buộc phải bổ sung thêm số để phục vụ khai báo hải quan.

Ngày của chứng từ sẽ theo đúng tuần tự làm việc của một lô hàng. Đầu tiên là ký hợp đồng -> sau đó tới phát hành INV, PKL để xuất khẩu về Việt Nam -> sau đó tàu chạy phát hành Bill. Riêng C/O thường sẽ được làm sau khi tàu chạy hoặc cùng ngày tàu chạy. Nhưng có thể cấp trước khi tàu chạy trường hợp này hiếm gặp. Bạn cần đối chiếu ngày của các chứng từ trên bộ hồ sơ hải quan đã hợp lý hay chưa nhé.

Bạn phải đặc biệt chú ý: Trên C/O có thể hiện số và ngày INV, thông tin này phải khớp hoàn toàn giữa INV và C/O thì C/O mới được hải quan chấp nhận.

 

6/ Số lượng, trọng lượng và kích thước hàng

Trên các chứng từ phải khớp hoàn toàn với nhau. Bạn cần kiểm tra INV, PKL, Bill và C.O để đối chiếu từng mục một. Để tránh các sai sót không đáng có đặc biệt là các lô hàng mỹ phẩm có quá nhiều mặt hàng. Một sai sót của một mặt hàng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ lô hàng.

 

7/ Bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Một số khách hàng mua bảo hiểm tại Việt Nam nhưng khi gửi chứng từ cho dịch vụ khai báo hải quan lại không đưa chứng từ này để khai báo. Đây là chi phí bắt buộc phải khai, vì vậy bạn cần gửi hóa đơn phí bảo hiểm để làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc cho chuẩn.

 

8/ Điều kiện Incoterm trên INVOICE

Khi phát hành INV cần thông tin về điều kiện Incoterm để khai báo hải quan. Nếu trên chứng từ chưa có bạn phải yêu cầu bổ sung vào.

Vd: Incoterm 2020 : FOB Incheon, Korea

Rất nhiều trường hợp khi kiểm tra INV không thấy thông tin về Incoterm. Khi nộp cho hải quan đều bị hỏi và yêu cầu bổ sung chứng từ để chứng minh đúng là ký hợp đồng nhập khẩu theo term FOB. Chỉ cần thêm một vài chữ vào là bớt đi bao phiền phức. Bạn hãy chú ý điều này!

Đây là một vài lưu ý khi bạn chuẩn bị chứng từ. Hãy đối chiếu tất cả các chứng từ để chúng đúng và đầy đủ, khớp với nhau.

 

Cần hỗ trợ THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC hãy liên hệ Mr Hiệp – 0986 833 155  ( Điện thoại/Zalo ). Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

 

VII/ LƯU Ý VỀ TÀI KHOẢN KHAI BÁO HẢI QUAN

Nếu công ty bạn lần đầu tiên làm thủ tục hải quan thì bạn cần đăng ký và được cấp các tài khoản dùng để khai báo hải quan

Hoặc bạn mới tiếp nhận vị trí xuất nhập khẩu hay kế toán công ty thì cần lưu ý các tài khoản cơ bản dưới đây để nhận bàn giao từ người cũ.

Các tài khoản này liên quan mật thiết tới quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc và các thủ tục khác.

Bạn cần lưu giữ cẩn thận mật khẩu truy cập nhé.

 

1/ Tài khoản VNACCS khai hải quan

Đây là tài khoản bắt buộc. Bất kỳ công ty nào muốn thực hiện thủ tục khai báo hải quan đều phải đăng ký tài khoản VNACCS với hải quan.

Nếu không có tài khoản bạn không thể thực hiện khai báo trên phần mềm hải quan điện tử được.

Trang web dùng để đăng ký VNACCS : https://dknsd.customs.gov.vn/Pages/dn.aspx

 

Công việc đăng ký tài khoản này có một số vấn đề về cài đặt phần mềm nhận diện chữ ký số, một số máy tính cài đặt rất nhanh, một số máy cần có chuyên môn về phần mềm vi tính mới cài được. Chúng tôi đưa ra Cách đơn giản nhất là bạn nhờ đơn vị cung cấp chữ ký số cho công ty bạn hỗ trợ đăng ký với Hải quan nhé. Chỉ cần alo và gửi Utra là sẽ được hỗ trợ.

Bạn lưu giữ: Mật khẩu truy cập trang web này và 4 thông số dùng để khai hải quan là ok.

 

2/ Tài khoản một cửa quốc gia

Tài khoản này dùng để truy cập các thông tin liên quan tới giấy phép của các bộ ngành.

Lĩnh vực mỹ phẩm thuộc quản lý của Bộ Y Tế. Khi bạn công bố mỹ phẩm đơn vị công bố sẽ đăng ký tài khoản này cho công ty bạn. Bạn hãy lưu giữ thông tin truy cập của công ty mình nhé!

Khi làm THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM TỪ HÀN QUỐC có thể bạn phải truy cập trang web này để lấy lại bản công bố mỹ phẩm của mình để đưa hải quan.

Địa chỉ website: https://vnsw.gov.vn/

 

3/ Tài khoản 1 cửa hải quan

Tài khoản này dùng để sử dụng các nghiệp khác phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan. Một số nghiệp vụ cơ bản nhất như: Hủy tờ khai hải quan, sửa tờ khai hải quan, cập nhật thông tin công ty với hải quan, …

Để truy cập vào tài khoản này bạn chỉ cần nhớ tài khoản VNACCS là vào được vì nó cùng chung hệ thống.

Địa chỉ trang website bạn cần truy cập và theo dõi: https://pus.customs.gov.vn/faces/Home

 

Trên đây là 3 thông tin bạn cần tạo và lưu giữ để quá trình làm thủ tục hải quan được thuận lợi.

Cần đơn vị hỗ trợ bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0986.833.155 (Đt/Zalo) Mr Hiệp.


(*) Xem thêm

Bình luận
0